CÀ CUỐNG

Translate

-----------------------------------------------
TRAO ĐỔI VỚI CHÚNG TÔI TRÊN WEBSITE LAMCHAME.COM

Click here ->> CÀ CUỐNG <<- Click here
-----------------------------------------------

Nước mắm cà cuống nguyên con tự nhiên

Nước mắm cà cuống nguyên con - Tinh hoa ẩm thực việt
Chỉ là 1 hũ nước mắm thôi mà có nhất thiết phải dài dòng và cầu kỳ thế không? Đây sẽ là câu hỏi đặt ra của tất cả những ai mới đọc tiêu đề và kéo xuống cuối bài. Nhưng chúng tôi không đơn giản chỉ là bán hũ nước mắm đó đi là xong, mà chúng tôi còn truyền đi cảm hứng, thông điệp và lưu giữ nét xưa của người Hà thành cũng như nâng niu vốn tinh hoa, tính cầu kỳ của ẩm thực Việt.
Chúng tôi với rất nhiều năm nghiên cứu và trăn trở về loài Cà Cuống - côn trùng đã được liệt vào sách đỏ do con người đã phá hoại môi trường sống của muông loài và cũng do cái hương vị cay thơm từ chính loài này mà nó có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn thế giới.
Đến ngày hôm nay, sau rất nhiều khó khăn và thất bại chúng tôi đã nuôi thành công để góp phần bảo tồn (cung cấp giống) chúng cũng như có thể cho thực khách có cơ hội được thưởng thức loại côn trùng thượng hàng này (hàng nhập khẩu nguyên con) qua nhiều món ăn mà trong đó Nước Mắm Cà Cuống là một điển hình.
Và để các bạn hiểu thêm về nước mắm cà cuống nó đặc biệt như thế nào và vì sao từ rất xa xưa các cụ nhà ta đã biết thưởng thức món hảo hạng này, tôi xin trích đoạn " Một thoáng nghi ngờ" của Đoàn Quốc Bảo:
Khách khứa họ hàng phân ngôi chủ khách nhập tiệc...Tất cả thực khách hầu như đã an vị, nhưng chưa có ai cầm đũa, họ như đang chờ đợi một cái gì nghiêm trọng lắm...Lúc này, từ dưới bếp, các bà nội trợ mới bưng những chén mắm tôm chanh ớt đánh sủi bọt, những đĩa củ cải khô ngâm gừng phân chia đến từng mâm...Thực khách như vẫn chờ vẫn đợi thì bà chị tôi, người phụ nữ giỏi dang có tiếng về gia chánh trong họ, cầm lọ cà cuống từ nhà trên xuống, thực khách như không ai bảo ai mà cùng một lúc reo hò như vỡ chợ :"Nó đây rồi" , "có thế chứ !" và kèm theo một vài câu bí quyết : "Ăn bún thang cả làng đòi cà cuống" , lại còn xổ nho : "Phi cà cuống bất thành thang cuốn " v.v.. Trong đầu tôi nẩy ra một sự so sánh ngộ nghĩnh : tôi ví lọ cà cuống như một cô dâu ra chào hai họ trước khi về nhà chồng, những chén mắm tôm, chén nước mắm, đĩa củ cải dầm là phù dâu phù rể, không khí trong gia đình vui tươi chẳng khác nào một đám cưới
Không như các thương hiệu nước mắm cà cuống khác - sẽ không có nguyên con cà cuống trong chai nước mắm (điều mà chắc hẳn bà nội trợ nào cũng thất vọng khi không được tận mắt nhìn thấy cái con tạo ra mùi hương cay nồng này), cơ sở chúng tôi cân đong tỉ mỉ theo tỷ lệ ml nước mắm/cà cuống đực trưởng thành để có thể cho ra một hũ nước mắm có hương vị tuyệt hạng nhất.
Đây là sản phẩm mà các thực khách đã dùng để lại những đánh giá rất cao về hương vị cũng như chất lượng. Cũng là sản phẩm được khách du lịch - bà con Việt kiều mua làm quà và mua làm gia vị mỗi khi rời khỏi đất nước hình chữ S xinh đẹp với văn hóa ẩm thực độc đáo - phong phú bậc nhất thế giới.
Hướng dẫn sử dung:
Thực khách vui lòng cắt nhỏ theo chiều ngang của thân con cà cuống vào cùng chén nước mắm.
Dùng trực tiếp hoặc thêm ớt, hạt tiêu, dấm, nước…tùy theo khẩu vị và món ăn để có được bát nước chấm thơm ngon bắt mắt cũng như có độ mặn, nhạt như ý.
Tuyệt vời nhất để được tận hưởng hương vị của tinh dầu cà cuống là món gì các bạn biết không!!!? Đó chính là làm nước chấm bánh cuốn, bún, bún thang, nem cuốn nóng, nem cuốn lạnh, phở cuốn... chấm thịt heo ba chỉ luộc hoặc nhiều hơn là các loại thực phẩm khác trong chính bữa ăn hàng ngày.
Thành phần:
- Cà Cuống đực nguyên con (nhập khẩu Thailand, Cambodia)
- Nước mắm loại thượng hạng từ làng mắm Vạn Chài, Thanh Hóa.
Cam kết:
Không chất bảo quản, không phụ gia, không phẩm màu.
Bảo quản: Nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp, tránh nhiệt độ cao, đậy kín sau khi mở nắp vì hương tinh dầu rất dễ bay.
Ngoài ra chúng tôi chuyên cung cấp:
- Cà cuống giống
- Cà cuống thương phẩm
- Trứng cà cuống
- Tinh dầu cà cuống
- Cà cuống đông lạnh
Hot: 0966669922
Page: http://facebook.com/cacuong

Cà cuống - Hương vị ẩm thực Việt Nam

Rất nhiều người vẫn thường đặt ra câu hỏi cà cuống là gi? Con cà cuống nhìn như thế nào? Cà cuống đc sử dụng thế nào? Cách lấy tinh dầu cà cuống? Cà cuống có những tác dụng gi? Điểm hấp dẫn của cà cuống là gi? Mua cà cuống ở đâu? Ở đâu bán cà cuống?
Hôm nay mình xin đc trả lời những câu hỏi trên để mọi người hiểu hơn về cà cuống nhé.
Đất Hà thành vốn nổi tiếng với những nét đẹp tinh tế trong văn hóa ẩm thực. Trong đó, những món ăn mang hương vị truyền thống được nâng lên thành nghệ thuật ẩm thực bởi cách chế biến, nêm nếm gia vị. Nếu không có gia vị đặc biệt cà cuống thì chắc hẳn món bún chả, bánh cuốn, bún thang, chả cá… không thể có được hương vị tinh túy, đặc trưng so với các vùng miền khác.
Ở Hà Nội trước đây, những nơi có không gian rộng lớn và nhiều ánh đèn như cầu Chương Dương, nhà thờ Hà Nội, quảng trường Ba Đình… là địa điểm “tụ tập” lý tưởng của cà cuống. Giờ đây, không hiểu có phải vì không gian chật hẹp, đông đúc của thành phố nên những con cà cuống không còn nhiều nữa. Cũng bởi vậy mà giới trẻ bây giờ không có cơ hội được biết đến những con cà cuống này, chỉ nghe các bà, các mẹ ngồi kể lại mà thấy thật tò mò và tiếc nuối. Cũng là một giống côn trùng có cánh, “yêu thích” ánh sáng như thiêu thân nhưng cà cuống lại mang trong mình những giọt tinh dầu quý giá làm dậy mùi, nổi vị cho bát nước mắm sóng sánh.
Từ món ăn bình dị như rau muống luộc trong bữa cơm đạm bạc đến các món cầu kì có tại nhà hàng như chả cá Lã Vọng thì chỉ một giọt tinh dầu lấy từ những con cà cuống nhỏ bé cũng đủ để làm người thưởng thức “say” bởi hương vị quyến rũ không gì thay thế được.
Cà cuống là loại côn trùng có ở nhiều nước chứ không riêng gì nước ta. Ở những nước có nền nông nghiệp lúa nước đều có loại côn trùng này. Người Hoa nổi tiếng với món cà cuống xào dầu mè béo ngậy, hay cà cuống luộc chấm muối. Người Thái thì có món cà cuống chiên giòn tan. Nhưng chỉ có ở Hà Nội người ta mới sử dụng phần tinh túy nhất của loài côn trùng này để làm gia vị sống tạo nên những món ăn để đời, tiêu biểu cho cả một nền văn hóa ẩm thực tinh tế được bàn bè xa gần biết đến. Người Hà Nội trong các món “để đời” như bún thang, chả cá, bún chả…khi ăn không thể quên một chút tinh dầu cà cuống vào bát nước chấm cho dậy mùi.
Cà cuống còn có tác dụng làm thuốc:
Bộ phận dùng làm thuốc của cà cuống là thịt, trứng và tinh dầu.
- Thịt và trứng: Thịt và trứng cà cuống chứa protein với hàm lượng khá cao, lipid và các vitamin. Dược liệu có vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ thận, tráng dương, lợi tiêu hóa.
Món trứng cà cuống thơm phức, thoáng có mùi quế, mà lại không nồng gắt như quế, không cay sực như hạt tiêu. Bầu trứng cà cuống bé tí tẹo, chỉ chừng như hạt thóc nếp, màu vàng chanh sáng, trong văn vắt. Trứng cà cuống không mềm như các loại trứng tôm, cũng không khô như trứng cá, mà nó chắc chắn, dai dai, thoạt đầu tưởng như miếng kẹo cao su.
Từ xa xưa, cà cuống đã được coi là một loại thực phẩm quý thuộc hạng “Sơn hào hải vị” và vật cống của các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong dân gian, người ta dùng thịt và trứng cà cuống để ăn dưới dạng luộc hoặc rán sau khi đã lấy túi tinh dầu. Đây là món ăn - vị thuốc bổ dưỡng rất độc đáo được ưa chuộng ở nhiều địa phương. Có khi người ta để nguyên con, chỉ vặt bỏ cánh, hấp chín, rồi băm nhỏ dùng làm gia vị đặc biệt cho món nước chấm bánh cuốn và nước dùng bún thang.
- Tinh dầu, được lấy từ con cà cuống đực bằng cách sau: Dùng đầu nhọn của que tre hay mũi dao rạch một đường ngang ở vị trí giữa đôi chân thứ ba. Gấp bụng cà cuống xuống để bộc lộ hai túi tinh dầu, đây chính là phần tinh túy nhất trong con cà cuống. Dùng kẹp khẽ gắp túi và rút ra một cách nhẹ nhàng (tránh làm rách túi), rồi chích túi cho tinh dầu chảy vào lọ khô, sạch, đậy kín. Nếu đựng trong lọ có nút mài thì có thể bảo quản được rất lâu.
Tinh dầu cà cuống là một chất lỏng trong vắt, chứa chất thơm được xác định là một hexanol acetat và được sử dụng như thịt và trứng.
Trên thực nghiệm y học, tinh dầu cà cuống được dùng với liều thấp theo giọt như một chất kích thích thần kinh, gây hưng phấn và tăng cường nhẹ khả năng sinh dục.
Hương vị cà cuống đặc trưng và quyến rũ lắm. Nếu ai đã trót nếm thử một lần thì không thể nào quên được. Khi những cơn mưa cuối hạ bất chợt kéo đến, người ta lại nhớ nao lòng, nhớ đến thấp thỏm đứng ngồi không yên cái hương vị đó. Người ta kể rằng những giọt tinh dầu này là loại “nước hoa” độc đáo mà những con cà cuống đực tiết ra để quyến rũ những con cà cuống cái. Chắc có lẽ vì thế mà nó mang hương thơm nồng nàn, say đắm đến vậy.
Người Hà thành rất “yêu” cái mùi thơm ngào ngạt đó. Yêu thế nên người ta cũng có những cách “thưởng thức” đặc biệt lắm. Người ta dùng một đầu tăm nhúng vào lọ tinh dầu cà cuống, kề sát miệng bát nước chấm hay miệng bát bún. Nhẹ nhàng và kiên nhẫn chờ cho giọt tinh dầu đu đưa trĩu xuống “tong” một tiếng. Giọt tinh dầu này khi rơi xuống tạo nên một vòng tròn nhỏ lan rộng ra rồi lại thu hẹp vào trông rất thích thú. Vòng tròn đó cứ lấp loáng như mặt hồ thu. Mùi thơm thoảng nhẹ nhàng nhưng sâu lắng và mãnh liệt làm thức tỉnh các giác quan. Và cứ thế, nhâm nhi tận hưởng hương vị tuyệt vời. Thật đúng khi người ta nói nét đẹp của văn hóa ẩm thực Hà Nội là ở sự tinh tế, thanh lịch khi thưởng món ăn.
Giá bán:
Cà cuống thịt: 50k/con
Cà cuống giống: 50-100k/con
Cà cuống đực hút chân không: 40k/con (bịch 10, bịch 20con)
Nước mắm cà cuống 200ml + con đực: 250k/hũ
Sđt: 0966669922
Email: cacuong247@gmail.com
Fb: http://facebook.com/cacuong

Cà Cuống Giống

Cà Cuống Giống ở đâu và kỹ thuật nuôi cà cuống như thế nào?
Hỏi:
Tôi muốn nuôi cà cuống nhưng tôi không biết mua giống ở đâu? Và tôi cần 1 số thông tin về loài côn trùng này?
Trả lời: 
Cà cuống Cà cuống là loại đặc sản chế biến nhiều món ăn đặc biệt cho các vua chúa thời xưa và ngày nay . Chúng được sử dụng vào việc chế biến các món ăn cho cổ truyền từ các nhà hàng bình dân đến các nhà háng cao cấp. Việc nuôi cà cuống hiện nay mới chỉ được các viện nghiên cứu thủy sản nghiên cứu nuôi thử nghiệm. Dưới dây chúng tôi xin giới thiếu một số thông tin về cà cuống để bạn tham khảo.
Cà cuống còn gọi là Cà Kêm, Sâu Quế, Đà uổng, tiếng Thái là Tô tháp lủa. Cà cuống là sâu bọ cánh cứng, ở Việt Nam có 1 loài, sống ở hồ, ruộng nước sâu, cây cỏ gốc rạ. Ban đêm vào mùa hè hay bay đến nơi có đèn điện. Sống ở bể trong phòng, nằm lờ đờ trên mặt nước chìa ống thở lên trên. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như: Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng... và một số tỉnh miền Trung như: Phú yên, Thừa Thiên Huế... Cà cuống là loài ăn thịt, giống hình con gián, dài 7-8cm, rộng 3cm, đầu nhỏ hai mắt tròn to miệng là ngòi nhọn hút dịch và máu của động vật thủy sinh, sâu bọ, ăn tôm, tép, trai, ốc, nòng nọc, cá con.
Sinh sản vào tháng 5-8 dương lịch sau mùa gặt. Trứng hình bầu dục cỡ 3,5mm. Cà cuống đẻ trứng thành ổ bao quanh thân cây lúa. Ổ hình trụ cỡ 2,5-3cmx 0,8-1cm. Trứng màu vàng trắng mờ, mỗi ổ có khoảng 70-150 trứng. Thời gian phát triển của trứng khoảng 10 ngày. Từ khi ấu trùng nở khỏi trứng rối phát triển qua biến thoái không hoàn toàn (trứng ấu trùng- trưởng thành), qua lột xác 5 lần. Từ khi nở đến khi trưởng thành khoảng 40 ngày. Sau khi đẻ song cà cuống bám vào một số cây thủy sinh hay bay là là trên mặt nước, con đực đến để quạt khí cho trứng nở. Con cái khác tìm đến để ghép đôi và đẻ trứng với con đực. Lúc này con cái luôn tìm các phá hủy trứng để có thể thay trứng mới của mình.
Cách lấy tuyến thơm (tinh dầu) cà cuống chỉ cần úp bụng xuống, dùng tre vót nhọn khều tuyến nằm ở đốt ngực giữa gốc đôi chân thứ nhất, gập bụng lại thấy hai bọng tinh dầu nồi ra, khi có nhiều lấy bọng ra để tránh hôi, đựng tinh dầu vào lọ có nút kín để tránh bay hơi. Mỗi con lấy được khoảng 0,02ml, lượng tinh dầu con cái bằng 1/20 tinh dầu con đực.
Tác dụng của tinh dầu cà cuống là kích thích thần kinh và hưng phấn bộ phận sinh dục.
Địa chỉ bán giống cà cuống:
Khu đô thị Đại Thanh, Thanh Trì , Hà Nội
Số điện thoại: 0966669922

CÀ CUỐNG - MỘT THOÁNG NGHI NGỜ

(Trích đoạn trong: "Một thoáng nghi ngờ" của Đoàn Quốc Bảo)
Khách khứa họ hàng phân ngôi chủ khách nhập tiệc...Tất cả thực khách hầu như đã an vị, nhưng chưa có ai cầm đũa, họ như đang chờ đợi một cái gì nghiêm trọng lắm...Lúc này, từ dưới bếp, các bà nội trợ mới bưng những chén mắm tôm chanh ớt đánh sủi bọt, những chén nước mắm ớt, những đĩa củ cải khô ngâm gừng phân chia đến từng mâm...Thực khách như vẫn chờ vẫn đợi thì bà chị tôi, người phụ nữ giỏi dang có tiếng về gia chánh trong họ, cầm lọ cà cuống từ nhà trên xuống, thực khách như không ai bảo ai mà cùng một lúc reo hò như vỡ chợ :"Nó đây rồi" , "có thế chứ !" và kèm theo một vài câu bí quyết : "Ăn bún thang cả làng đòi cà cuống" , lại còn xổ nho : "Phi cà cuống bất thành thang cuốn " v.v.. Trong đầu tôi nẩy ra một sự so sánh ngộ nghĩnh : tôi ví lọ cà cuống nhưmột cô dâu ra chào hai họ trước khi về nhà chồng, những chén mắm tôm, chén nước mắm, đĩa củ cải dầm là phù dâu phù rể, không khí trong gia đình vui tươi chẳng khác nào một đám cưới.


Lọ cà cuống chỉ nhỏ bằng ngón tay út, như lọ dầu Nhị Thiên Ðường, bên trong chứa một loại "dung dịch" trong suốt : Ðó là tinh dầu lấy ra từ con cà cuống. Chị tôi trịnh trọng mở nút lọ, đi đến từng mâm cỗ, trước hết là mâm của các bậc trưởng thượng, chị cắm một cái tăm vào lọ cà cuống rồi nhúng ngay vào chén nước mắm quậy đều, ai ngồi gần thì đỡ lấy que tăm khoắng tiếp vì chị còn phải đi đến nhiều mâm khác , cứ mỗi chén nước chấm là một cây tăm, không hơn không kém. Giả sử có ai nở nụ cười cầu tài hay buông lời nịnh hót để được thêm chút hương nồng qúy báu này ,thì tôi dám khẳng định là qúy vị lầm to, đừng hòng chị tôi ban phát cho cái tăm thứ hai. Chỉ trong khoảnh khắc, suốt từ phòng trong ra đến phòng ngoài, mùi nước mắm cà cuống thơm lừng hấp dẫn đã như mời mọc mọi người khai tiệc với món cuốn , một món ăn chơi của bữa cỗ mồng ba...
Khi trong các mâm đã mất đi gần hết những mầu sắc của lúc ban đầu nhập tiệc gây ra bởi "sự chí thú làm ăn " của thực khách, mẹ tôi tỏ ra hài lòng vì món cuốn vừa miệng người ăn, gọi vọng vào trong nhà bếp :"Các cô cho tiếp món thang lên là vừa" ! Cha tôi tiếp lời mẹ tôi với giọng khôi hài :"Giờ thì xin rước quan viên tám họ leo thang cho"! Những chuỗi cười vỡ ra chưa hết thì các bà các cô đã khệ nệ bưng lên từng khay đựng những bát bún thang nghi ngút khói phân phối đi từng mâm .Cô quản cà cuống tay lọ, tay tăm, lại tái xuất hiện để mỗi bát bún thang nhận một chút"mê hồn hương". Riêng những chén mắm tôm chanh ớt đánh sủi bọt, vì có vị nồng cao, nên được cô quản ban cho hai cây..
Thế đấy .. hương cà cuống tính bằng đầu tăm .. quả là quí hơn cả vàng.cà cuống trống mới phát sinh ra được cái giọt hương thơm tinh tuý quí báu này là hai .. để làm gì bạn biết không .. để quyến rũ các cô các bà .. cà cuống đấy .. không quí sao được cơ chứ !
Nguồn: Sưu tầm

CÀ CUỐNG - TINH DẦU CÀ CUỐNG

Hỏi: Cà cuống vì sao khó kiếm hiện nay. Dầu cà cuống hóa học do ai nghĩ ra và có giống với dầu cà cuống thiên nhiên hay không? Bùi Thanh Thủy, Hoài Nhơn, Bình Định


Trả lời:  Gs.TS Nguyễn Lân Dũng 

Cà cuống là một loại côn trùng sống dưới nước có tên khoa học Belostoma indica hay Lethocerus indicus thuộc họ Cryptocerate. Cà cuống có mình dài 7-8cm, rộng 3cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng. 

Khi mổ cà cuống, ta thấy nó có một bộ máy tiêu hóa dài khoảng 45cm, gồm có một ống đầu trên nhỏ là cuống họng, đầu dưới phình to chứa một thứ nước có mùi hôi. Sát ngay bầu chứa nước này là hai ngòi nhọn mà con cà cuống có thể thò ra thụt vào được. Nếu lấy tay rút mạnh hai ngòi này thì cả bộ tiêu hóa của cà cuống có thể bị lôi ra ngoài. 


Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài 2-3cm, rộng 2-3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Nhưng chỉ có con đực mới có tuyến này phát triển. 

Muốn lấy dầu cà cuống, người ta áp bụng cà cuống xuống phía dưới, để phía lưng lên, lấy một que tre đầu vót nhọn, đem rạch ngang lưng nơi tiếp giáp với ngực, nghĩa là ở vị trí đôi chân thứ ba, sau đó gấp bụng cà cuống xuống, tức khắc hai cái bọng dầu cà cuống sẽ lòi lên phía trên. Lấy đầu tre nhọn khều hai cái bọng này ra, dùng ngón tay khẽ bỏ bọng vào bát hay chén. 

Khi được nhiều bọng, chích bọng cho dầu thoát ra khỏi bọng. Vỏ bọng được loại bỏ đi, nếu không, để lâu dầu cà cuống sẽ có mùi hôi. Tinh dầu cà cuống là một chất lỏng trong như nước lọc. Để ngoài không khí rất dễ bay hơi do đó dầu cà cuống cần đựng trong lọ nhỏ, nút kín. Tùy theo con to, nhỏ mà tinh dầu có nhiều hay ít. Trung bình một con cho 0,02ml, 1.000 con đực mới thu được chừng 20ml.

Dầu cà cuống nhẹ hơn nước, cho thoảng ra một mùi đặc biệt giông giống như mùi quế. Vì chúng ta sử dụng quá mức thuốc trừ sâu nên cà cuống trong thiên nhiên bị hủy diệt nghiêm trọng và rất khó còn tìm mua được tinh dầu cà cuống thiên nhiên. 

Cố kỹ sư Nguyễn Đăng Tâm (Việt kiều Pháp) phát hiện được thành phần chính của dầu cà cuống là phân tử (E)-2-hexenol acetat (E hay trans là một trong hai thể của dấu nối đôi giữa hai carbon 2 và 3, dạng kia là Z hay cis). Về sau, ở Hà Lan, nhờ máy sắc ký khí tinh xảo hơn, V. Devakul và H. Maarse khám phá ra dầu cà cuống chứa đựng cả một chục chất khác nhau. Ngoài hexenol acetat, họ xác định được một thành phần khác, tương đối ít hơn, là 2-hexenol butyrat cũng ở dạng E. Ngoài ra, còn có một số acid amin.

Trên thực nghiệm, dùng với liều nhỏ thì tinh dầu cà cuống có tác dụng kích thích thần kinh và hưng phấn bộ phận sinh dục, nhưng dùng với liều cao thì có thể gây ngộ độc. 

Cố giáo sư Nguyễn Đạt Xường và cộng sự viên (tại phòng thí nghiệm của cố GS Bửu Hội, tại Pháp) đã nghiên cứu nhiều chất có trong tinh dầu cà cuống và đã tổng hợp nhân tạo dựa trên phản ứng ester hóa các phân tử rượu với một acid chlorid. 

Về sau chất hexenol acetat nhân tạo người Thái Lan đã khai thác trên thương trường, tuy cũng khá giống nhưng không giống hẳn tinh dầu cà cuống.

Dầu cà cuống thơm ngon vì nó có hương vị của một hỗn hợp nhiều chất mà ngoài hexenol acetat và hexenol butyrat, ta chưa xác định được cấu tạo các thành phần khác, tuy số lượng không nhiều nhưng góp phấn tích cực vào hương vị đặc biệt này.

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm