2012 | CÀ CUỐNG

Translate

-----------------------------------------------
TRAO ĐỔI VỚI CHÚNG TÔI TRÊN WEBSITE LAMCHAME.COM

Click here ->> CÀ CUỐNG <<- Click here
-----------------------------------------------

Archive

Archive for 2012

CÀ CUỐNG - MỘT THOÁNG NGHI NGỜ

(Trích đoạn trong: "Một thoáng nghi ngờ" của Đoàn Quốc Bảo)
Khách khứa họ hàng phân ngôi chủ khách nhập tiệc...Tất cả thực khách hầu như đã an vị, nhưng chưa có ai cầm đũa, họ như đang chờ đợi một cái gì nghiêm trọng lắm...Lúc này, từ dưới bếp, các bà nội trợ mới bưng những chén mắm tôm chanh ớt đánh sủi bọt, những chén nước mắm ớt, những đĩa củ cải khô ngâm gừng phân chia đến từng mâm...Thực khách như vẫn chờ vẫn đợi thì bà chị tôi, người phụ nữ giỏi dang có tiếng về gia chánh trong họ, cầm lọ cà cuống từ nhà trên xuống, thực khách như không ai bảo ai mà cùng một lúc reo hò như vỡ chợ :"Nó đây rồi" , "có thế chứ !" và kèm theo một vài câu bí quyết : "Ăn bún thang cả làng đòi cà cuống" , lại còn xổ nho : "Phi cà cuống bất thành thang cuốn " v.v.. Trong đầu tôi nẩy ra một sự so sánh ngộ nghĩnh : tôi ví lọ cà cuống nhưmột cô dâu ra chào hai họ trước khi về nhà chồng, những chén mắm tôm, chén nước mắm, đĩa củ cải dầm là phù dâu phù rể, không khí trong gia đình vui tươi chẳng khác nào một đám cưới.


Lọ cà cuống chỉ nhỏ bằng ngón tay út, như lọ dầu Nhị Thiên Ðường, bên trong chứa một loại "dung dịch" trong suốt : Ðó là tinh dầu lấy ra từ con cà cuống. Chị tôi trịnh trọng mở nút lọ, đi đến từng mâm cỗ, trước hết là mâm của các bậc trưởng thượng, chị cắm một cái tăm vào lọ cà cuống rồi nhúng ngay vào chén nước mắm quậy đều, ai ngồi gần thì đỡ lấy que tăm khoắng tiếp vì chị còn phải đi đến nhiều mâm khác , cứ mỗi chén nước chấm là một cây tăm, không hơn không kém. Giả sử có ai nở nụ cười cầu tài hay buông lời nịnh hót để được thêm chút hương nồng qúy báu này ,thì tôi dám khẳng định là qúy vị lầm to, đừng hòng chị tôi ban phát cho cái tăm thứ hai. Chỉ trong khoảnh khắc, suốt từ phòng trong ra đến phòng ngoài, mùi nước mắm cà cuống thơm lừng hấp dẫn đã như mời mọc mọi người khai tiệc với món cuốn , một món ăn chơi của bữa cỗ mồng ba...
Khi trong các mâm đã mất đi gần hết những mầu sắc của lúc ban đầu nhập tiệc gây ra bởi "sự chí thú làm ăn " của thực khách, mẹ tôi tỏ ra hài lòng vì món cuốn vừa miệng người ăn, gọi vọng vào trong nhà bếp :"Các cô cho tiếp món thang lên là vừa" ! Cha tôi tiếp lời mẹ tôi với giọng khôi hài :"Giờ thì xin rước quan viên tám họ leo thang cho"! Những chuỗi cười vỡ ra chưa hết thì các bà các cô đã khệ nệ bưng lên từng khay đựng những bát bún thang nghi ngút khói phân phối đi từng mâm .Cô quản cà cuống tay lọ, tay tăm, lại tái xuất hiện để mỗi bát bún thang nhận một chút"mê hồn hương". Riêng những chén mắm tôm chanh ớt đánh sủi bọt, vì có vị nồng cao, nên được cô quản ban cho hai cây..
Thế đấy .. hương cà cuống tính bằng đầu tăm .. quả là quí hơn cả vàng.cà cuống trống mới phát sinh ra được cái giọt hương thơm tinh tuý quí báu này là hai .. để làm gì bạn biết không .. để quyến rũ các cô các bà .. cà cuống đấy .. không quí sao được cơ chứ !
Nguồn: Sưu tầm

CÀ CUỐNG - TINH DẦU CÀ CUỐNG

Hỏi: Cà cuống vì sao khó kiếm hiện nay. Dầu cà cuống hóa học do ai nghĩ ra và có giống với dầu cà cuống thiên nhiên hay không? Bùi Thanh Thủy, Hoài Nhơn, Bình Định


Trả lời:  Gs.TS Nguyễn Lân Dũng 

Cà cuống là một loại côn trùng sống dưới nước có tên khoa học Belostoma indica hay Lethocerus indicus thuộc họ Cryptocerate. Cà cuống có mình dài 7-8cm, rộng 3cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng. 

Khi mổ cà cuống, ta thấy nó có một bộ máy tiêu hóa dài khoảng 45cm, gồm có một ống đầu trên nhỏ là cuống họng, đầu dưới phình to chứa một thứ nước có mùi hôi. Sát ngay bầu chứa nước này là hai ngòi nhọn mà con cà cuống có thể thò ra thụt vào được. Nếu lấy tay rút mạnh hai ngòi này thì cả bộ tiêu hóa của cà cuống có thể bị lôi ra ngoài. 


Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài 2-3cm, rộng 2-3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Nhưng chỉ có con đực mới có tuyến này phát triển. 

Muốn lấy dầu cà cuống, người ta áp bụng cà cuống xuống phía dưới, để phía lưng lên, lấy một que tre đầu vót nhọn, đem rạch ngang lưng nơi tiếp giáp với ngực, nghĩa là ở vị trí đôi chân thứ ba, sau đó gấp bụng cà cuống xuống, tức khắc hai cái bọng dầu cà cuống sẽ lòi lên phía trên. Lấy đầu tre nhọn khều hai cái bọng này ra, dùng ngón tay khẽ bỏ bọng vào bát hay chén. 

Khi được nhiều bọng, chích bọng cho dầu thoát ra khỏi bọng. Vỏ bọng được loại bỏ đi, nếu không, để lâu dầu cà cuống sẽ có mùi hôi. Tinh dầu cà cuống là một chất lỏng trong như nước lọc. Để ngoài không khí rất dễ bay hơi do đó dầu cà cuống cần đựng trong lọ nhỏ, nút kín. Tùy theo con to, nhỏ mà tinh dầu có nhiều hay ít. Trung bình một con cho 0,02ml, 1.000 con đực mới thu được chừng 20ml.

Dầu cà cuống nhẹ hơn nước, cho thoảng ra một mùi đặc biệt giông giống như mùi quế. Vì chúng ta sử dụng quá mức thuốc trừ sâu nên cà cuống trong thiên nhiên bị hủy diệt nghiêm trọng và rất khó còn tìm mua được tinh dầu cà cuống thiên nhiên. 

Cố kỹ sư Nguyễn Đăng Tâm (Việt kiều Pháp) phát hiện được thành phần chính của dầu cà cuống là phân tử (E)-2-hexenol acetat (E hay trans là một trong hai thể của dấu nối đôi giữa hai carbon 2 và 3, dạng kia là Z hay cis). Về sau, ở Hà Lan, nhờ máy sắc ký khí tinh xảo hơn, V. Devakul và H. Maarse khám phá ra dầu cà cuống chứa đựng cả một chục chất khác nhau. Ngoài hexenol acetat, họ xác định được một thành phần khác, tương đối ít hơn, là 2-hexenol butyrat cũng ở dạng E. Ngoài ra, còn có một số acid amin.

Trên thực nghiệm, dùng với liều nhỏ thì tinh dầu cà cuống có tác dụng kích thích thần kinh và hưng phấn bộ phận sinh dục, nhưng dùng với liều cao thì có thể gây ngộ độc. 

Cố giáo sư Nguyễn Đạt Xường và cộng sự viên (tại phòng thí nghiệm của cố GS Bửu Hội, tại Pháp) đã nghiên cứu nhiều chất có trong tinh dầu cà cuống và đã tổng hợp nhân tạo dựa trên phản ứng ester hóa các phân tử rượu với một acid chlorid. 

Về sau chất hexenol acetat nhân tạo người Thái Lan đã khai thác trên thương trường, tuy cũng khá giống nhưng không giống hẳn tinh dầu cà cuống.

Dầu cà cuống thơm ngon vì nó có hương vị của một hỗn hợp nhiều chất mà ngoài hexenol acetat và hexenol butyrat, ta chưa xác định được cấu tạo các thành phần khác, tuy số lượng không nhiều nhưng góp phấn tích cực vào hương vị đặc biệt này.

TRUYỆN CƯỜI: CÀ CUỐNG ĐƯA CHO NGƯỜI TỊT MŨI


Xưa có một người đã phải cái tật tịt mũi lại còn cái tính ngồi đâu thấy ai nói gì là nói theo. Một hôm đang khi ăn uống đông đúc, có người đưa mắm tôm chanh cho anh ta và hỏi:
- Ăn có thơm không? Anh ta đáp theo:
- Thơm lắm! Nó phảng phất như mùi hương trầm.
Một chốc, người kia lại đưa nước mắm cà cuống cho anh ta và cũng hỏi:
- Ăn có thối không? Anh ta cũng đáp theo rằng:
- Thối lắm! Nó thum thủm như mùi chuột chết. Cả bàn nghe nói, cười ầm.
Vì chuyện này, mới có câu: "Cà cuống đưa cho người tịt mũi".

Nguồn: Sưu tầm

THƠ VỀ CÀ CUỐNG


Trăm loài thủy tộc ganh nhau
Khôn ngoan mấy,
Cũng thua đầu bếp hay!
"Chết đến đít vẫn còn cay"
Hoan hô cà cuống!
Chuyến này,
Đã khôn!!!

..................................................................

Ngày xưa bé tí mặt nhọ nhem
Anh đi bắt cá chạy theo xem
Bắt được cà cuống đem đi nướng
Ăn thấy cay cay , cũng hay hay

Nguồn: Sưu tầm

NGUỒN GỐC TÊN GỌI CÀ CUỐNG TẠI VIỆT NAM



Trong cuốn Thương nhớ mười hai, nhà văn Vũ Bằng kể:
Tục truyền rằng Triệu Đà là người đầu tiên ở nước ta ăn cơm với con cà cuống. Thấy thơm một cách lạ lùng, ông ta gửi dâng vua Hán một mớ và gọi là quế đố nghĩa là con sâu cây quế.

Vua Hán nếm thử thì nhận rằng nó giống mùi quế thực, khen ngon và phân phát cho quần thần mỗi người một con. Bất ngờ, trong đám có một ông lắm chuyện lại tâu rằng : "Đó không phải là con sâu sống trong cây quế (quế đố), mà chỉ là một con sâu sống dưới nước" (thủy đố).

Vua mới phán rằng: "Thử nãi Đà chi cuống dã" (Đó là lời nói láo của Đà). Dần dần chữ Đà Cuống đọc chệch ra thành Cà Cuống.
Nó còn có một tên nữa là long sắt nghĩa là "rận rồng".

BÁN CÀ CUỐNG NGUYÊN CON TỰ NHIÊN

BÁN CÀ CUỐNG NGUYÊN CON TỰ NHIÊN

Chúng tôi chuyên bán buôn, bán lẻ Cà Cuống nguyên con
Nguồn gốc: Nhập khẩu trực tiếp từ Cam-pu-chia
(Cà cuống nhập khẩu từ Cam-pu-chia đảm bảo TỰ NHIÊN, vì bên này chưa có công nghệ nuôi cà cuống)

CÁCH CHẾ BIẾN CÀ CUỐNG:
Cách 1: Cà cuống nguyên con đem hấp hoặc nướng chín để tinh dầu lan tỏa toàn thân.
Sau đó băm nhỏ hoặc để nguyên con và cho vào lọ nước mắm ngon

Cách 2: Trộn đều mỗi con 1 thìa muối tinh, bỏ cả Cà cuống và muối vào cái xong nhỏ, đậy kín đun nhỏ lửa cho chín, cất lọ kín. Mỗi khi ăn bánh cuốn hoặc bún thang lấy ra dùng kéo cắt nhỏ cho vào bát nước mắm. Muối đi cùng cũng có thể ăn rất ngon

Sử dụng: (Mỗi lần chỉ sử dụng chỉ lấy ra một vài giọt)
- Để gia vào một số món ăn
- Pha vào nước mắm dùng cho bún chả, bánh cuốn
- Chế vào nước dùng của bún thang
- Pha vào mắm tôm khi ăn chả cá
- Có thể dùng để gia thêm vào giò lụa, nhân bánh chưng.

Giá bán lẻ: 50 nghìn đồng/con
Lấy số lượng sẽ có giá ưu đãi

Liên hệ đặt hàng: 0966 669922
Fanpage: cacuong

Xem chi tiết cách chế biến cà cuống, nguồn gốc sản phẩm tại website cà cuống

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm