2016 | CÀ CUỐNG

Translate

-----------------------------------------------
TRAO ĐỔI VỚI CHÚNG TÔI TRÊN WEBSITE LAMCHAME.COM

Click here ->> CÀ CUỐNG <<- Click here
-----------------------------------------------

Archive

Archive for 2016

Cà Cuống Giống

Cà Cuống Giống ở đâu và kỹ thuật nuôi cà cuống như thế nào?
Hỏi:
Tôi muốn nuôi cà cuống nhưng tôi không biết mua giống ở đâu? Và tôi cần 1 số thông tin về loài côn trùng này?
Trả lời: 
Cà cuống Cà cuống là loại đặc sản chế biến nhiều món ăn đặc biệt cho các vua chúa thời xưa và ngày nay . Chúng được sử dụng vào việc chế biến các món ăn cho cổ truyền từ các nhà hàng bình dân đến các nhà háng cao cấp. Việc nuôi cà cuống hiện nay mới chỉ được các viện nghiên cứu thủy sản nghiên cứu nuôi thử nghiệm. Dưới dây chúng tôi xin giới thiếu một số thông tin về cà cuống để bạn tham khảo.
Cà cuống còn gọi là Cà Kêm, Sâu Quế, Đà uổng, tiếng Thái là Tô tháp lủa. Cà cuống là sâu bọ cánh cứng, ở Việt Nam có 1 loài, sống ở hồ, ruộng nước sâu, cây cỏ gốc rạ. Ban đêm vào mùa hè hay bay đến nơi có đèn điện. Sống ở bể trong phòng, nằm lờ đờ trên mặt nước chìa ống thở lên trên. Phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như: Sơn La, Hòa Bình, Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng... và một số tỉnh miền Trung như: Phú yên, Thừa Thiên Huế... Cà cuống là loài ăn thịt, giống hình con gián, dài 7-8cm, rộng 3cm, đầu nhỏ hai mắt tròn to miệng là ngòi nhọn hút dịch và máu của động vật thủy sinh, sâu bọ, ăn tôm, tép, trai, ốc, nòng nọc, cá con.
Sinh sản vào tháng 5-8 dương lịch sau mùa gặt. Trứng hình bầu dục cỡ 3,5mm. Cà cuống đẻ trứng thành ổ bao quanh thân cây lúa. Ổ hình trụ cỡ 2,5-3cmx 0,8-1cm. Trứng màu vàng trắng mờ, mỗi ổ có khoảng 70-150 trứng. Thời gian phát triển của trứng khoảng 10 ngày. Từ khi ấu trùng nở khỏi trứng rối phát triển qua biến thoái không hoàn toàn (trứng ấu trùng- trưởng thành), qua lột xác 5 lần. Từ khi nở đến khi trưởng thành khoảng 40 ngày. Sau khi đẻ song cà cuống bám vào một số cây thủy sinh hay bay là là trên mặt nước, con đực đến để quạt khí cho trứng nở. Con cái khác tìm đến để ghép đôi và đẻ trứng với con đực. Lúc này con cái luôn tìm các phá hủy trứng để có thể thay trứng mới của mình.
Cách lấy tuyến thơm (tinh dầu) cà cuống chỉ cần úp bụng xuống, dùng tre vót nhọn khều tuyến nằm ở đốt ngực giữa gốc đôi chân thứ nhất, gập bụng lại thấy hai bọng tinh dầu nồi ra, khi có nhiều lấy bọng ra để tránh hôi, đựng tinh dầu vào lọ có nút kín để tránh bay hơi. Mỗi con lấy được khoảng 0,02ml, lượng tinh dầu con cái bằng 1/20 tinh dầu con đực.
Tác dụng của tinh dầu cà cuống là kích thích thần kinh và hưng phấn bộ phận sinh dục.
Địa chỉ bán giống cà cuống:
Khu đô thị Đại Thanh, Thanh Trì , Hà Nội
Số điện thoại: 0966669922

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm